Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Phụ lục an ninh mạng cơ bản 1

Chào các bạn.Mình tên là Hoàng Cao Chí hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn các biện pháp đơn giản để phòng chống bị hack khi sử dụng internet.Các bạn cùng mình tìm hiểu nhé
 
Bước 1: Sử dụng mật khẩu mạnh.

[Image: 586_3%285%29.jpg]

Mật khẩu là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố yếu nhất trong cuộc chiến tranh kĩ thuật số. Nếu tin tặc có được mật khẩu của bạn, những thứ sắp mất mát khác chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Thay vì tập trung vào việc tạo mật khẩu dài dằng dặc, hãy chú ý tạo một mật khẩu mạnh. Thế nào là một mật khẩu mạnh? Đó là:
- Không dùng từ điển để lấy ý tưởng tạo mật khẩu.
- Sử dụng hết tất cả các thể loại kí tự được phép.
- Đừng bao giờ chỉ dùng mỗi chữ số.
- Thay đổi mật khẩu thường xuyên.
- Tạo những cụm từ đặc biệt. Ví dụ như "" data-blogger-escaped-ch="" data-blogger-escaped-cho="" data-blogger-escaped-crack="" data-blogger-escaped-g="" data-blogger-escaped-h="" data-blogger-escaped-k1ng="" data-blogger-escaped-k="" data-blogger-escaped-kh="" data-blogger-escaped-l="" data-blogger-escaped-m="" data-blogger-escaped-n="" data-blogger-escaped-ng="" data-blogger-escaped-nh="" data-blogger-escaped-s="" data-blogger-escaped-span="" data-blogger-escaped-t="" data-blogger-escaped-th="" data-blogger-escaped-vi="" data-blogger-escaped-y="">

Bước 2: Sử dụng xác thực bảo mật hai yếu tố
[Image: 586_2%2815%29.jpg]

Hiện nay, gần như tất cả các máy tính và hệ thống  yêu cầu người dùng có tên tài khoản và mật khẩu sử dụng (hệ thống an ninh gia đình, iCloud, xe, khóa….vv….) nhằm xác định chủ thiết bị là ai, cần đến bảo mật xác thực hai yếu tố. Yếu tố đầu tiên dĩ nhiên là mật khẩu người dùng của bạn. Thường thì yếu tố xác thực được chia làm 3 loại:
- Những gì bạn biết (mật khẩu)
- Bạn có gì
- Bạn là ai (sinh trắc học)
Bằng cách yêu cầu một yếu tố xác thực thứ hai, bạn đã khiến cho tin tặc khó khăn hơn trong việc tiếp cận với dữ liệu hệ thống. Phá mật khẩu không khó, vấn đề là làm thế nào hack trong thời gian nhanh nhất. Yếu tố xác thực thứ hai làm tin tặc mất thời gian nhiều hơn, khó khăn hơn. Và vì vậy nó khiến bạn an tâm hơn một chút.

Bước 3: Không bao giờ click vào các đường link đáng ngờ.
Đây là một yêu cầu “biết rồi nói mãi” nhưng không phải ai cũng thực hiện theo. Đừng quan tâm đường link đó đến từ ai, hay từ tổ chức nào, khi nó xuất hiện trong email của bạn thì không được click vào nó. Đây là những đường link kèm theo các phần mềm độc hại, điều hướng bạn đến các trang web độc hại từ đó tiêm nhiễm mã độc vào máy, hack tài khoản, kiểm soát máy tính và đánh cắp thông tin cá nhân của bạn (tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, số an sinh xã hội, danh tính cá nhân…vv….) dễ như bỡn.

Bước 4: Không dùng hệ thống chia sẻ tập tin ngang hàng P2P.

[Image: 586_4%287%29.jpg]

Không dùng các trang chia sẻ file peer-to-peer (P2P), cụ thể là tải file, upload file nhạc, video, chương trình TV, tài liệu…từ một máy tính khác mà không qua một hệ thống máy chủ trung tâm. Đây là việc làm yêu thích của những ai hay chia sẻ nội dung lậu, bản quyền miễn phí. Không có cái gì là miễn phí, cái gì cũng có cái giá của nó. Hàng tỉ tập tin được chia sẻ theo giao thức này mỗi năm. Chẳng hạn như bộ phim Game Of Throne của HBO đã được chia sẻ trái phép lên đến 6 triệu lượt trong năm qua khiến cho HBO vô cùng bất mãn.
Âm nhạc, tài liệu, phim và các tập tin khác thực sự là phương tiện tốt để nhúng phần mềm độc hại vào đó. Khi bạn tải tập tin theo giao thức P2P, điều đó có nghĩa là bạn đang đem lại cho tin tặc cơ hội dễ dàng truy cập vào hệ thống của bạn. Có một sự thật là gần như tất cả các tập tin có chứa các phần mềm độc hại trong đó. Chỉ cần bạn đã tải về ít nhất một file P2P thì máy của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại, có thể là vô phương cứu chữa.

Bước 5: Giữ cho hệ thống và các ứng dụng luôn được cập nhật

[Image: 586_update.png]

Các lỗ hổng bảo mật thực tế được phát hiện hằng ngày trong hệ thống hệ điều hành như Windows, Linux, Mac, OS X hay trong các ứng dụng nhiều người dùng như Word, Excel, Flash, IE8, Adobe Reader, vv.  Tin tặc sẽ lợi dụng khai thác những lổ hổng bảo mật này để tấn công hệ thống và máy tính của người dùng nhằm cài đặt phần mềm độc hại lên hệ thống của nạn nhân, kiểm soát và ăn cắp tài nguyên thông tin.
Việc cập nhật là cần thiết cho tất cả các phần mềm, ứng dụng trên hệ thống chứ không chỉ mỗi hệ điều hành máy tính. Hacker rất “yêu thích” khai thác phần mầm từ Adobe (bao gồm Flash Player và Adobe Reader). Hầu như các lỗ hổng bảo mật được tìm thấy hằng ngày trên các sản phẩm này.

Bước 6: Sử dụng phần mềm diệt virus và nhớ cập nhật chúng thường xuyên.

[Image: 586_5%282%29.jpg]

Lời khuyên này là cần thiết. Người dùng nên có một phần mềm diệt virus trên máy tính hay hệ thống của mình và giữ cho nó hoạt động đúng nhiệm vụ của mình. Phần mềm diệt virus có thể không hoàn hảo nhưng chắc chắn nó sẽ tốt hơn là không có gì. Ngay cả những phần mềm diệt virus tốt nhất cũng chỉ có hiệu quả trên khoảng  95% phần mềm độc hại được nhận diện (phần mềm diệt virus sẽ không có hiệu quả chống lại nếu đó là virus lạ, hiếm hay mã độc thuộc dạng zero-day). Điều đó có nghĩa là một trong 20 mẫu phần mềm độc hại có thể được “cho qua”. Những phần mềm diệt virus chất lượng thấp hơn sẽ bỏ qua 2 (hoặc nhiều hơn) trong 20 mẫu đó. Phần mềm diệt virus cũng chỉ có hiệu quả tốt nhất nếu nó được cập nhật thường xuyên, hàng ngày.
Phần mềm diệt virus không thể bảo vệ bạn khỏi sự điên rồ, nếu bạn chính là người tự động bấm vào các đường link độc hại được gửi đến từ email, trang web hay giao thức chia sẻ tập tin P2P nào đó.

Bước 7: Không dùng Adobe Flash

[Image: 586_6%282%29.jpg]

Ứng dụng Adobe Flash Player có hầu hết trên tất cả mọi máy tính và thậm chí cả thiết bị di động như Android. Nó giúp cho các đoạn video thú vị, các ảnh động, trình chơi YouTube được vận hành. Nếu không có nó, bạn sẽ nhận được thông báo không thể xem nội dung và cần cài đặt Flash Player trên một màn hình trống.
Trong những năm trước, Apple và Steve Jobs đã thực hiện một quyết định gây tranh cãi là cấm phần mềm Flash Player trên thiết bị iOS để bảo vệ những sản phẩm của nhà Táo sản xuất. Có thể lời khuyên này thật khó tin, nhưng cách tốt nhất để khỏi bị tin tặc nhòm ngó là loại bỏ phần mềm Adobe Flash Player khỏi máy tính. Ngay cả khi nó có cập nhật các bản vá lỗi hằng ngày đi nữa thì đây vẫn là món ăn yêu thích của tin tặc.

Bước 8: Sử dụng tường lửa thật sự mạnh.

[Image: 586_7.jpg]


Mặc dù Microsoft có hệ thống tường lửa riêng nhưng lời khuyên từ các hacker thật thụ là, bạn nên dùng tường lửa của bên thứ ba để bảo vệ tốt hơn. Có rất nhiều phần mềm tường lửa của bên thứ ba trên mạng, một số tốt hơn hẳn. Trong bài viết này đưa ra một  lựa chọn cho bạn là  tường lửa miễn phí của Zone Alarm (Zone Alarm's Free Firewall). Nó không chỉ ngăn chặn những nguồn gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong mà nó còn chặn việc truy cập vào tài nguyên máy tính từ bên trong.
Bài viết hôm nay đến đây là hết,xin tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết lần sau

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét